Chi tiết bài viết

10 vấn đề cần chú ý trong mùa đông

Đề phòng ngã

Bác sỹ Cao Phương Khôn, chuyên gia y học lão khoa, nguyên Viện trưởng Viện Lão khoa, Bộ Y tế Trung Quốc, cho biết, người tuổi cao, điều đầu tiên cần chú ý là phòng ngừa té ngã, đặc biệt là những người mắc bệnh loãng xương. Khi lỡ chân bị trượt ngã, người dưới 55 tuổi nên tập trung vào bảo vệ đầu và cổ, cố gắng hết sức thông qua sự đỡ chống của lực bàn tay, giảm bớt thương tổn. Không nên vội vã đứng dậy ngay sau khi ngã mà phải kiểm tra xem mình có bị thương ở đâu không. Nếu đau lưng, nhất định không được cử động, nên nhanh chóng phát tín hiệu kêu cứu.

Đề phòng đột quỵ

Dưới sự kích thích của không khí lạnh, tuần hoán máu sẽ tăng tốc, từ đó dẫn đến huyết áp tăng cao, tăng nguy cơ đột quỵ. Lúc này ngoài việc mặc nhiều quần áo hơn, còn phải lưu tâm xem có đột ngột chóng mặt hoặc đau đầu, mờ mắt hoặc không thấy gì, buồn nôn, nôn hay không. Nếu có thì lập tức khi khám bác sỹ.

Đề phòng bệnh tim

Mùa đông là mùa “cao trào” bộc phát bệnh mạch vành. Nhiệt độ thấp làm máu chậm đến cơ tim, tăng tỷ lệ phát sinh nhồi máu cơ tim. Chủ nhiệm khoa Tim mạch bệnh viện Vọng Kinh, học viện Y học cổ truyền Trung Quốc, bác sỹ Hoắc Diễm Minh khuyến nghị, người vừa mắc bệnh mạch vành vừa bị cao huyết áp tốt nhất nên kiểm tra sức khỏe toàn diện trước mùa đông để điều chỉnh liều lượng thuốc. Khi đi ra ngoài nên mang theo thuốc cấp cứu kịp thời như nitroglycerin và một số loại khác.

Đề phòng loét dạ dày đường tiêu hóa


 Đường tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi sự kích thích không khí lạnh, axit vị toan bài tiết tăng nhanh, có thể làm vết thương trầm trọng thêm, từ đó gây ra loét dạ dày. Trong suốt mùa đông cần chủ động “bảo vệ dạ dày” như mặc ấm, ăn uống điều độ, hạn chế các thực phẩm có tính kích thích.

Đề phòng các bệnh đường hô hấp

Khi đi ra ngoài tốt nhất nên đeo khẩu trang và khẩu trang cần phải được thay đổi mỗi ngày. Cơ thể luôn được đảm bảo là không bị lạnh. Người có sức đề kháng thấp, tốt nhất nên tiêm phòng chống cảm cúm và vi rút khác.

Đề phòng trúng độc khí than

Mùa đông là thời điểm dễ bị ngộ độc khí carbon monoxide do sưởi ấm nên chú ý hệ thống thông gió, không nên sử dụng trong thời gian quá dài mà không có sự kiểm soát.

Đề phòng hạ đường huyết

Nước tắm quá nóng, tắm quá lâu đều có thể gây hạ đường huyết, ngất xỉu. Giáo sư Mạnh Khánh Cương , khoa cấp cứu bệnh viện ĐHc Y Khoa Cáp Nhĩ Tân khuyện: “Không nên đi tắm khi quá no hay đói. Nhiệt độ nước thích hợp và gần với nhiệt độ cơ thể, nên khống chế nước ở 37oC-41oC. Thời gian tắm trong bồn khoảng 20 phút, tắm ngoài thì từ 10-15 phút là được. Đề phòng bệnh sáng sớm Ông Hoắc Diễm Minh nhấn mạnh, mùa đông nên “ngủ sớm dậy muộn”. Tập thể dục nên được sắp xếp sau 9h sáng hoặc 16-17h chiều, tập luyện không để cho cơ thể mệt mỏi.

Đề phòng bỏng


 Lò sưởi, chăn điện, đẹm điện, túi chườm ấm là những dụng cụ dùng để giữ ấm nhưng cũng dễ gây tai nạn cho người già, trẻ nhỏ. Vì thế, lò sưởi không nên hướng thẳng vào mặt; sử dụng đệm điện thông thường nên tắt trước khi đi ngủ; sử dụng túi chườm ấm , tốt nhất nên có khăn mặt bao ở bên ngoài.

Đề phòng cách giữ ấm không đúng


Bao gồm cả việc cửa sổ cửa ra vào đã đóng kín chưa, ngủ có trùm đầu hay không…. Sự khác biệt nhiệt độ trong nhà và ngoài trời là khá lớn, nó sẽ gây ra các bệnh đường hô hấp. Nên nhớ kể cả ngày lạnh thì cũng nên mở cửa sổ thông gió hàng ngày, tuy nhiên thời gian không nên quá dài.