Chi tiết bài viết

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng tây y, vật lý trị liệu

Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp bằng tây y, vật lý trị liệu

Viêm khớp dạng thấp là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh khớp. Viêm khớp dạng thấp là một bệnh thấp khớp mạn tính, tự miễn dịch và gặp nhiều ở nữ giới. Bệnh diễn biến rất phức tạp, có thể gây hậu quả nặng nề, nên cần phải điều trị tích cực ngay từ đầu.

Điều trị viêm khớp dạng thấp được kết hợp nhiều biện pháp: Nội khoa, ngoại khoa, chỉnh hình , vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Thời gian điều trị kéo dài và được chia làm nhiều giai đoạn; điều trị nội trú, ngoại trú và tập luyện phục hồi chức năng. Thể nhẹ

thoái hóa khớp

Số khớp bị viêm ít, tầm vận động khớp gần như bình thường. Sử dụng Aspirine: 1-2g/ngày, chia nhiều lần trong ngày. Thuốc ức chế men tiêu thể. Chloroquine: 0,2-0,4g/ngày.

Thể trung bình

Số khớp bị viêm nhiều hơn, tầm vận động bị hạn chế.

Thể trung bình được điều trị giống thể nhẹ nhưng cần chú ý bổ sung: một trong các thuốc chống viêm nonsteroid như :

- Diclofenac: 100 – 150mg/ngày;
- Piroxicam 20mg/ngày
- Indomethacine 50-100mg/ngày.
- Có thể sử dụng Corticoid với liều trung bình.

Thể nặng

Bệnh nhân không đi lại được, khả năng vận động còn rất ít hoặc đã mất hết .

Sử dụng Corticoid liều cao: dùng thời gian ngắn, sử dụng đường uống hoặc đường tĩnh mạch.

Có thể sử dụng một trong những liệu pháp sau đây:

- Methotrexate: 7,5-10mg/tuần;
- D-Penicilamin: 300mg/ngày;
- Muối vàng: tổng liều 1500-2000mg; mỗi tuần một lần với liều tăng dần
- Cyclophosphamide: 1-2mg/kg/ngày.

Điều trị bằng ngoại khoa, chỉnh hình

Điều trị bằng ngoại khoa được chỉ định khi:

Khi bệnh chỉ còn khu trú ở khớp gối chỉ định cắt bỏ màng hoạt dịch Phục hồi lại chức năng phẫu thuật chỉnh hình để (thay thê bằng khớp nhân tạo là chất dẻo hoặc kim loại).

Vật lý trị liệu

Có thể điều trị kết hợp các phương pháp sau: tập luyện, thủy trị liệu, nhiệt liệu pháp, siêu âm, cố vấn tâm lý, đắp sáp, xung điện thần kinh qua da, mát – xa