Hồng ngoại là phương pháp bức xạ nhiệt cao nên còn có tên gọi khác là bức xạ nhiệt. Tia hồng ngoại tác dụng nhiệt lên những vùng bệnh làm giảm đau, chống co cứng cơ, làm giãn mạch, tan máu bầm, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ.
Theo khoa học đã chứng minh, tia hồng ngoại rọi vào cơ thể điều trị các dạng bệnh lý như: đau, sưng, phù nề, bầm tím, xương khớp, gout, tránh căng thẳng, mệt mỏi và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Đèn hồng ngoại trị liệu thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh:
Viêm mạn tính: viêm khớp, viêm gân, thoái hóa khớp, áp xe...
Phù nề do viêm, chấn thương, bị chèn ép...
Đau nông cơ khớp, đau do thần kinh ngoại vi
Cơ sẹo xơ dính
Thiểu dưỡng do tuần hoàn kém
Co thắt cơ, căng cơ...
Vết thương chậm liền...
Giảm đau, giảm co thắt cơ trong các chứng đau mạn tính như đau thắt lưng, đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau khớp, đau cơ,...
Nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái nhất. Đặt đèn hồng ngoại tại vị trí an toàn và thuạn lợi sử dụng. Điều chỉnh khoảng cách đèn và bề mặt chỗ da cần tiếp xúc cho đúng khoảng cách chỉ định an toàn trước đó (40 cm - 90 cm), điều chỉnh độ nóng bằng cách điều chỉnh khoảng cách đèn tới da. Chiếu đèn thẳng góc với mặt da, khi hết giờ tắt đèn, người bệnh kiểm tra vùng điều trị, đỏ đều không đau rát là ổn. Thời gian chiếu đèn trung bình là 20 - 40 phút, mỗi ngày chiếu từ 2 tới 3 lần.
Do tia hồng ngoại có tác dụng chữa bệnh cơ, xương, khớp..nên tia hồng ngoại chiếu vào vùng cần chữa trị sẽ giúp giảm đau, chóng co cứng cơ, làm giãn mạch, làm tan máu bầm, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ.
Đèn hồng ngoại tập trung những tia sáng hồng ngoại vào các vùng xương khớp hỗ trợ điều trị bệnh xương hiệu quả. Làm mềm da, lưu thông máu và tẩy tế bào chết giúp sinh trưởng tế bào tốt.
Nên sử dụng đèn chiếu hồng ngoại để chữa bệnh xương khớp theo chỉ định của bác sỹ để đạt hiệu quả phòng chữa bệnh tốt nhất.