Đó là khẳng định của một nghiên cứu của Mỹ được đăng trên tạp chí New Engalnd of Medicine.
Tiến sĩ Claudia Henschke thuộc Bệnh viện New York-Presbyterian cho biết việc kiểm tra phổi thường xuyên bằng máy scan giúp phát hiện bệnh sớm và cứu sống người nếu được can thiệp nhanh chóng.
Trong khuôn khổ chương trình này, các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đã thử nghiệm ở hơn 31.000 người có nguy cơ cao (nghiện hay đã từng nghiện thuốc lá) từ năm 1993 đến năm 2005. Kết quả là 92% những người bị ung thư phổi đã được chẩn đoán có cơ may sống thêm 10 năm nếu được chẩn đoán sớm nhờ công nghệ CT scan và can thiệp bằng phẫu thuật ngay sau chẩn đoán.
Các nghiên cứu thực hiện vào những năm 1970 từng chứng minh rằng việc chụp tia X phổi thường xuyên không cải thiện cơ may sống sót, do kỹ thuật này thường gây những báo động giả. Cho đến năm 1990, kỹ thuật này đã được thay thế bởi công nghệ CT scan.
Máy scan sử dụng một thiết bị chụp tia X đặc biệt để thu những thông tin dưới những góc độ khác nhau, sau đó xử lý các thông tin này bằng máy tính để tại tạo một hình ảnh cắt lớp của nhiều mô và bộ phận được kiểm tra. Ung thư phổi là căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất thế giới.
Theo các nghiên cứu, năm nay sẽ có 1 triệu người trên thế giới được chẩn đoán bệnh này. Đa số các bệnh nhân sẽ chết do chẩn đoán quá trễ để được điều trị hiệu quả.
(thiết bị y tế)