Trong các sản phẩm máy đo huyết áp, máy đo huyết áp cổ tay cực kì nhạy cảm với vị trí cơ thể .Để có được một kết quả đo chính xác với huyết áp của bạn cánh tay và cổ tay bạn phải để ngang tim.Thậm chí sau đó đo huyết áp được thực hiện ở cổ tay thường cao hơn và ít chính xác hơn so với kết quả đo ở cánh tay, đó là bởi động mạch ở cổ tay hẹp và không sâu dưới da như động mạch ở cánh tay . Một số người không thể sử dụng máy đo huyết áp bắp tay vì họ có một cánh tay rất lớn hoặc chỗ để đo huyết áp đang bị đau.Trong những trương hợp này việc lựa chọn một máy đo huyết áp cổ tay là một lựa chọn hoàn toàn thích hợp. Hai thiết bị đo huyết áp này hoàn toàn cho kết quả không hề khác nhiều so với kết quả của bác sĩ tại phòng khám.Nếu bạn còn lo lắng hãy thử đo so sánh với kết quả của bác sĩ xem sao,điều quan trọng là bạn nên chọn một máy đo huyết áp chính hãng và cho kết quả đo chính xác.
1.Với người trung tuổi thường tuổi từ 40 - 60 nên chọn mua máy đo huyết áp cổ tay, bởi máy đo huyết áp cổ tay có rất nhiều ưu điểm và dễ sử dụng, được sản xuất với công nghệ cảm biến định vị nên cho kết quả chính xác rất cao.
2.Đối với những người cao tuổi từ 60 trở lên nên sử dụng máy đo huyết áp bắp tay,vì:
Theo khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam để tránh đo sai số khi người cao tuổi đo huyết áp không đặt đúng vị trí ngang tim thì tốt nhất sử dụng máy đo huyết áp bắp tay. Người già thường có thành mạch không đều,một số bệnh nhân bị dãn tĩnh mạch nên có thể làm ảnh hưởng đến kết quả đo khi sử dụng máy đo cổ tay. Máy đo huyết áp bắp tay có vòng bit gần với tim hơn sẽ cho kết quả đo chính xác hơn.
1. Tư thế: Người được đo huyết áp phải ngồi đúng tư thế, chân đặt trên sàn nhà, tay đặt trên bàn ngang mức tim bởi đây là tư thế của mức huyết áp được diễn ra hàng ngày và trước khi đo phải được ngồi thoải mái yên vị trên ghế khoảng 5 tới 10 phút để hoàn toàn thư giãn và thả lỏng cơ thể.
2. Không được sử dụng thuốc trước khi đo huyết áp 2 giờ: Người được đo huyết áp không sử dụng các chất làm tăng, hạ huyết áp trước khi đo ít nhất 2h đồng hồ.
3. Tuyệt đối không nói chuyển hay cử động sai tư thế khi tiến hành đo huyết áp vì nó là nguyên nhân chính làm sai lệch kết quả đo.
4. Cần chỉnh lại huyết áp kế ít nhất sau mỗi 3 tháng sử dụng để đảm bảo độ chính xác: Sau 1 thời gian sử dụng đa số huyết áp kế đồng hồ, điện tử sẽ có những sai lệch nhất định khiến việc đo huyết áp trở nên thiếu chính xác.
5. Định kỳ 3 tháng, nên đo huyết áp ở tư thế đứng. Với người lớn tuổi nên đo huyết áp ở cả ba tư thế nằm ngồi đứng để phát hiện sự thay đổi huyết áp nhanh nhất.
6. Vòng bit phải quấn đc ít nhất 80% cánh tay người được đo. Để đảm bảo độ chính xác bởi sai số do việc quấn tay không đúng là khá lớn.
7. Đo huyết áp nên đo khoảng 3 lần để tổng hợp kết quả trung bình cộng.
8. Cần đo tay đổi bên để đối chiếu mức huyết áp của hai tay.
9. Chỉ số huyết áp chỉ đánh giá được tình trạng sức khỏe lúc đo. Do đó 1 ngày khách nên đo ít nhất 2 lần vào sáng và chiều tối để có thể theo sát tình trạng cơ thể hơn.
10. Trường hợp sử dụng máy đo huyết áp đo nhiều lần vẫn quá cao, quá thấp hoặc không trùng khớp với các lần chuẩn trị trước đó khách hàng nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị kịp thời.