Máy trợ thính giúp hỗ trợ công việc nghe hàng ngày. Nó giúp nghe rõ ràng hơn khi bạn giao tiếp vì thế hiệu quả của việc giao tiếp cũng được cải thiện rõ ràng. Tuy nhiên, dù đã được cải tiến xong máy trợ thính vẫn có những nhược điểm nên bạn cần lưu ý một số điều để có thể sử dụng máy trợ thính được tốt hơn.
- Khi bạn hoạt động, máy trợ thính của bạn có thể bị ẩm do mồ hôi ở vành tai, do ráy tai hoặc do độ ẩm trong không khí. sắm dụng cụ hút ẩm sẽ giữ khô ráo các bo mạch điện tử bên trong máy khi bạn ngủ. Bạn chỉ cần tháo máy trợ thính ra trước khi đi ngủ, lấy pin ra và đặt vào hộp hút ẩm rồi để qua đêm. Hiện nay có dụng cụ hút ẩm bằng điện mang lại nhiều tiện lợi hơn cho người dùng.Các thiết bị hút ẩm không đắc tiền mà có thể kéo dài tuổi thọ của máy trợ thính. Nó giúp giảm những trục trặc do ẩm ướt gây ra.
- Ráy tai cùng với độ ẩm là những nguyên nhân chính làm hư hỏng máy trợ thính. Nếu bạn chăm sóc đúng cách và vệ sinh thường xuyên, bạn có thể giảm được tác động xấu của ráy tai lên máy trợ thính. Nếu bạn bị ráy tai đóng quá nhiều, bạn hãy dùng thuốc nhỏ làm mềm ráy tai sau đó chùi sạch bằng khăn mềm, hoặc đến bệnh viện để được giúp đỡ. Đừng nên dùng bông ngoái tai, nó sẽ khiến ráy tai của bạn bị dồn vào sâu trong tai hơn.
- Nếu micro bị nghẽn, chúng sẽ không thu nhận được tín hiệu âm thanh chung quanh bạn một trung thực để xử lý, bạn khó nghe rõ ràng hơn. Để vệ sinh micro, trước tiên bạn cần lau sạch bụi hoặc ráy tai bám bên ngoài micro đồng thời kiểm tra xem màn micro có bị đóng bẩn không. Nếu chúng bị đóng bẩn, bạn hãy đem máy đến trung tâm trợ thính để được giúp đỡ. Nếu bạn để nhiều chất bẩn đóng bám vào micro, nó sẽ làm giảm chất lượng âm thanh và giảm chức năng định hướng trong môi trường nhiều tiếng ồn.
- Vào mùa hè, bạn cần giữ máy trợ thính sạch sẽ và khô ráo, làm sạch lỗ tai bằng những biện pháp an toàn.
- Hầu hết các dòng máy trợ thính đều có nút điều chỉnh âm thanh để người nghe được rõ hơn và không bị ồn. Thông thường, âm thanh càng tăng thì độ nghe càng rõ nhưng tiếng ồn cũng lớn. Để đảm bảo âm thanh hợp lý thì người dùng nên chỉnh đúng cường độ nghe của bản thân.
- Phần lớn các dòng máy trợ thính hiện nay đều dùng pin tiểu, có loại rất nhỏ và nhẹ, đôi khi khó kiếm và tuổi thọ thấp. Để giảm chi phí nên dùng loại máy trợ thính có dây dùng được nhiều loại pin, nhất là dòng pin có sãn và giá rẻ. Nếu không dùng máy dài kỳ thì nên tháo pin, tắt máy.
+ Núm tai: thay đổi thường xuyên ( người lớn: 7 tháng đến 1 năm; trẻ em từ 1 – 6 tuổi: 3 – 4 tháng).
+ Mang máy hàng ngày trừ lúc tắm và đi ngủ.
+ Pin: Nên giữ những viên pin chưa sử dụng trong vỉ pin, sử dụng pin càng sớm càng tốt, hãy kiểm tra hạn sử dụng được ghi ngay mặt trước vĩ pin, tránh để pin những nơi có nhiều chấn động , nhiều gió hay nơi có nhiệt độ cao.
Nên thay pin cho máy thường xuyên ( 12 – 15 ngày) để đảm bảo máy hoạt động tốt.
+ Dây máy: Khi dây máy chuyển sang mày trắng đục (vàng) thì nên thay để đảm bảo đường truyền của âm thanh trọn vẹn.
+ Màng chắn bụi bẩn: Rất dễ bị rơi ra ngoài, nếu không có màng chắn này, máy sẽ dễ bị bụi bẩn bám vào.
+ Buổi tối khi cất máy vào hộp hút ẩm cần tháo pin, tháo bao len bảo vệ máy.
+ Kiểm tra máy : máy trợ thính của từng trẻ cần được kiểm tra hàng ngày.
- Không để cho máy trợ thính bị ướt, không đeo máy trợ thính khi đang tắm, bơi hoặc đi ngoài trời mưa.
- Nếu máy trợ thính bị ướt, đừng nên tác động các biện pháp sấy không chuyên vì hơi nóng sẽ nhanh chóng làm hỏng máy. Để làm khô máy, cách đơn giản nhất là mở nắp pin và để chúng tự khô hoặc cũng có thể sử dụng máy sấy tóc nhiệt độ nhẹ, thổi từ phía trước máy trong khoảng cách từ 40-60cm và sấy trong 5 đến 10 phút. Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng máy hút ẩm hay chất hút ẩm để chống ẩm cho máy trợ thính. Hãy liên lạc với trung tâm chăm sóc thính lực để biết thông tin về những vật dụng này.
- Không để máy trợ thính ở nơi có nhiệt độ cao, nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào hay những vật dụng nóng.
- Tránh làm rơi máy trợ thính. Nếu máy trợ thính rơi xuống thảm, chăn hay những vật dụng được bọc vải mềm bên ngoài thì không bị hư hại gì cả. Nhưng nếu để rơi máy trên những bề mặt cứng hay vật nhọn thì máy có thể bị hư hỏng. Nên đặt gối trên vạt áo hay một chiếc khăn trên bàn trong khi học cách gắn máy trợ thính vào tai.
- Không sử dụng keo xịt tóc, kem dưỡng tóc hay gel tạo nếp tóc khi đang mang máy trợ thính vì những hóa chất này có thể làm nghẹt micro, thậm chí phá hủy chất nhựa ở vỏ ngoài máy trợ thính.
- Không dùng cồn hay dung môi để làm sạch máy trợ thính vì những chất trên cũng có thể làm hỏng vỏ máy trợ thính. Bạn nên mua chất tẩy rửa chuyên dùng cho máy trợ thính ở trung tâm chăm sóc thính lực.
- Buổi tối khi tháo máy trợ thính ra khỏi tai, nên dùng một miếng vải hay khăn giấy mỏng khô lau chùi máy cẩn thận. Nếu quan sát thấy có ráy tai đọng lại ở phía sau máy, bạn cần lấy chúng ra khỏi máy. Nhà sản xuất sẽ cung cấp cho bạn dụng cụ lau chùi ráy tai như chiếc bàn chải, móc kim loại hay bàn chải có đầu móc. Dùng bàn chải hoặc móc kim loại lấy ráy tai ở xung quanh và bên trong ống nhựa. Cuối cùng mở hộp pin ra và đặt máy trợ thính vào trong hộp. Hầu hết máy trợ thính đều có công tắc độc lập. Bạn nên mở nắp pin để cho không khí vào trong máy làm giảm độ ẩm ướt khi đeo máy suốt ngày. Cũng nhờ đó mà pin có thể dùng được lâu. Với máy trợ thính đeo sau tai, núm tai là bộ phận không có mạch điện nên bạn có thể dùng xà bông ít kiềm và nước để lau chùi. Trước tiên cần tháo núm tai ra khỏi máy, sau đó đặt vào chén nước có pha xà bông loãng trong vài phút rồi lấy núm tai ra, lau thật khô. Nếu có nước đọng trong ống tai, lấy bơm tai thổi sạch nước trước khi gắn trở lại vào máy trợ thính.
Trên thị trường có một số loại máy trợ thính như dòng đeo sau tai, trước tai và trong tai. Nên chọn máy trợ thính phù hợp với độ tuổi và công suất nghe để đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất.