Chi tiết bài viết

Cách phân biệt nhân sâm giả nhân sâm thật

 Giới thiệu chung về sâm tự nhiên:

 

Sâm là tên gọi chung nhất để chỉ một loại cây thân thảo mà có bộ phận rễ củ có chứa thành phần dược dùng làm thuốc chữa bách bệnh từ ngàn đời nay ở nhiều nước khu vực châu Á. Xưa kia Sâm là dược phẩm quý hiếm thường chỉ dùng cho vua chúa, người dân thường hiếm khi được sử dụng.

Sâm được chia thành nhiều chi họ khác nhau: nhân sâm, đảng sâm, Huyền sâm, đan sâm, bố chính sâm,.. đặc biệt sâm đều có điểm chung đó là đều mang hình dáng hao hao giống hình người được sử dụng làm thuốc bổ rất quý và có tác dụng hiệu quả với nhiều loại bệnh như giúp điều hòa huyết áp, ổn định đường huyết, ổn định tinh thần, bồi bổ cơ thể, trí não tăng cuờng trí não, hỗ trợ chữa các bệnh tim mạch, gan, thận,phổi , tăng cường hệ miễn dịch và kéo dài tuổi thọ.

 cách phân biệt nhân sâm thật và giả

Cách phân biệt nhân sâm giả nhân sâm thật:

 

Hiện nay cùng với sự phát triển củangành công nghệ thực phẩm, nhân sâm đã được các nhà khoa học nghiên cứu cho ra nhiều dạng chế phẩm khác nhau nhửtà sâm, nước cốt sâm, hắc sâm, hồng sâm, cao sâm,..Khi đã sâm ở dạng chế phẩm thì người sử dụng khó àm phân biệt được đâu là sâm thật đâu là sâm giả, chỉ khi sử dụng nhiềunhưng vẫn không thấy hiệu quả họ mới nghi ngờ về chất lượng.

 

Như vậy không những phải dùng hàng kém chất lượng mà thậm chí sâm giả còn  trực tiếp gây hại đến sức khỏe người dùng.Thay vì chữa bệnh thì sâm giả có thể gây rối loạn hệ thống cơ quan  tiêu hóa và ảnh hưởng đến một số chức năng một số bộ phận trên cơ thể con người.

 

Vậy câu hỏi đặt ra là bằng cách nào giúp người tiêu dùng có thể phân biệt được sâm thật và giả?

 

 Nhân sâm tự nhiên ( nhân sâm rừng)

nhân sâm rừng

Là loại nhân sâm có chất lượng tốt nhất  có đặc điểm dễ nhận thấy đó là: do không được chăm bón , không có nhiều chất dinh dưỡng như phân bón hóa học và phân kích thích tăng trưởng nên rễ thường ngắn và thô , độ dài bằng hoặc ngắn hơn thân rễ chút ít, thường có hai nhánh chính, trông tựa như hình người,

Nhân sâm trồng có đầu trên có đường vằn ngang sâu và nhỏ, thân rễ nhỏ, dài xấp xỉ 3-9cm, phần trên uốn khúc gồ ghề thường gọi là " rễ cổ nhọn".Sâm rừng có bát rễ dày đặc, phía dưới không có mắt rễ và trơn bóng, gọi là " rễ tròn".Đối với phần rễ râu thì thưa thớt, dài gấp 1-2 lần rễ chính, thường rất dai, khó đứt, có nốt sần nổi lên rõ rệt được gọi là " trân châu điểm" , hoặc " hạt chân trâu".

 

Nhân sâm trồng( chất lượng không tốt )

Nhân sâm trồng thường được đem bán trên thị trường thay thế cho nhân sâm rừng song chất lượng lại không hiệu quả, không đáp ứng nhu cầu trị bệnh của  người sử dụng .

Đầu rễ của nhân sâm trồng hơi ngắn, có phần rễ bát ít, thân sâm trồng tương đối dài, phần vai có các vằn ngang hơi thưa, nông , không liên tục trong khi sâm rừng có thân bằng hoặc ngắn hơn,  đồng thời đầu rễ vằn chỗ vai nhỏ mà sâu, màu đen, phần nhiều có phần xoáy ốc liên tục.

 Trong khi sâm rừng mịn và chắc thì sâm trồng thuờng có thân ráp và xốp giòn.Trong khi  thân sâm rừng chỉ có từ 1-2 nhánh, ít khi có 3 nhánh thì sâm trồng có nhiều nhánh bất thường, gồm 3 nhánh trở lên, trên dưới to nhỏ không đều. Râu sâm rừng dài , độ dai chắc có nốt trân châu rõ nét, còn sâm trồng không có nốt sần hoặc có nhưng vệt  không rõ.