Chi tiết bài viết

Tác dụng của nhân sâm và lưu ý khi sử dụng nhân sâm

 Nhân sâm  và tác dụng của nhân sâm

Nhân sâm là một trong những 4 loại vị thuốc quý: Sâm - Nhung - Quế - Phụ của đông y từ hàng ngàn năm trước. Nhân sâm có tên khoa học là Panax ginseng thuộc họ Araliacae. Cây nhân sâm được trồng phổ biến ở Triều Tiên, Bắc Trung Quốc, Bắc Mỹ, Việt Nam,... trong đó Hàn Quốc - Triều Tiên là 2 quốc gia nổi tiếng nhất thế giới về nhân sâm. 

Thành phần hóa học của nhân sâm: Panaxtriol, other panoxisdes, panaquilon, panaxin, gensenin, a-panaxin, proto-panaxadio, protopanaxtriol, panacence, panaxyol, panaenic acid, panose, glucose, fructose, maltose, sucrose, nicotinic acid, riboflavin, thiamine,... Trong nhân sâm có 7 hợp chất polycacetyle, 17 acid amin, 17 acid béo, 20 nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, các loại vitamin A, B1, B2, C,... 

củ nhân sâm

 Tác dụng của nhân sâm

Nhân sâm có tác dụng tăng cường sức khỏe, bồi bổ sức khỏe: các chất có trong nhân sâm giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tế bào, khiến việc ăn uống diễn ra thuận lợi hơn. Nhân sâm phù hợp nhất dùng cho người mới ốm dậy, người sau phẫu thuật, sức khỏe kém... Tăng Khả năng kích thích tiêu hóa, gia tăng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể khi sử dụng nhân sâm.

Nhân sâm có tác dụng tăng chức năng hệ tuần hoàn: nhờ hàm lượng Polysacchadides, Ginsenosides và saponin,,, giúp cải thiện chức năng của tim mạch. Nhân sâm giúp góp phần vào việc điều hòa khí huyết giúp hạn chế hàm lượng Cholesterol trong máu giúp ngăn ngừa một số bệnh về tim mạch như: đột quỵ, tai biễn, xơ vữa động mạch,... Nhân sâm có tác dụng điều hòa huyết áp, lưu thông máu, kiểm soát đường huyết,...

Tăng cường chức năng gan, giải độc gan: nhân sâm là loại thuốc giúp giải độc gan hiệu quả. Những người có chức năng gan yếu, những người thường xuyên sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn rất phù hợp để dùng nhân sâm.

Hỗ trợ điều trị ung thư, hạn chế hình thành tế bào ung thư: Nhân sâm có tác dụng hạn chế sự lây lan, di căn của những khối u ác tính. Nhân sâm giúp ức chế, phá hủy các tế bào ung thư rất hiệu quả nhờ thành phần Saponin Rh2, Rg3. Với những người phải xạ trị, dùng hóa chất, dùng nhân sâm sẽ giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng, tránh tác dụng phụ của những loạt hóa chất đó gây nên.

Giúp tăng cường chức năng sinh lý nam nữ: Tăng cảm giác hưng phấn, cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới, hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương, giúp tăng khả năng ham muốn, làm đẹp da và tóc.

Nhân sâm giúp làm đẹp, giữ dáng cho phụ nữ: từ xa xưa, nhân sâm là loại thảo dược dùng để làm đẹp cho các vua chúa có tác dụng làm đẹp da, da dẻ hồng hào, chống lão hóa, làm mượt tóc.

nhân sâm củ tươi

Lưu ý khi sử dụng nhân sâm

Nhân sâm là vị thuốc quý, nhưng nó cũng là một loại thuốc nên không thể dùng tùy tiện được. Từ xưa, nhân sâm đã được chỉ định không dùng cho người bị đau bụng. Nếu dùng nhân sâm bừa bãi, không có ý kiến của bác sỹ sẽ gây ra nhiều tác dụng bất lợi đối với sức khỏe của con người.

Những trường hợp không nên sử dụng nhân sâm

- Người khỏe mạnh bình thường

- Phụ nữ mang thai và cho con bú

- Trẻ em (trẻ sơ sinh đến 14 tuổi)

- Những người bị táo bón

- Viêm loét dạ dày, đau dạ dày.

- Đau bụng lạnh

- Rối loạn tiêu hóa

- Những người bị bệnh: viêm ruột, viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật, tiêu chảy, ho ra máu, giãn phế quản, viêm phế quản,...

- Lao phổi, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, ho ra máu,..

- Bệnh vẩy nến, viêm khớp phong thấp, luput ban đỏ, cứng bì,...

- Người đang dùng thuốc chống huyết khối,...

- Người bị bệnh di tinh, xuất tinh sớm...

Những loại thực phẩm không nên dùng cũng với nhân sâm

- Củ cải, đậu đen, nước chè, hải sản. Những loại thực phẩm này sẽ giảm mất tác dụng của nhân sâm hoặc tác dụng với nhân sâm gây nên độc tính.

Không nên dùng nhân sâm sau khi ăn và không dùng vào buổi tối vì sẽ làm mất ngủ.

Trên đây là những thông tin mà banhangcongnghe.com đưa ra giúp bạn có thêm hiểu biết về nhân sâm để lựa chọn chăm sóc sức khỏe cho gia đình và bản thân.